Sam Altman đã tham gia vào các vòng thảo luận với các nhà đầu tư tiềm năng trải rộng khắp châu Mỹ, Trung Đông và châu Á, nhấn mạnh rằng sự chấp thuận của chính phủ Mỹ là rất quan trọng trước khi đạt được bất kỳ tiến triển có ý nghĩa nào trong liên doanh.
Sam Altman đã đến thăm nhiều lãnh đạo khác nhau, với mục tiêu điều chỉnh kế hoạch đầy tham vọng của mình phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ.
Sáng kiến của Sam Altman nhằm huy động hàng nghìn tỷ USD để mở rộng quy mô sản xuất chip điện toán tiên tiến, vốn rất quan trọng cho việc phát triển và triển khai các công nghệ AI.
Cốt lõi trong đề xuất của Sam Altman liên quan đến quan hệ đối tác tiềm năng với các nhà sản xuất chip hàng đầu, bao gồm TSMC, Intel và Samsung.
Mối quan tâm đến việc tăng cường khả năng chế tạo chip trên toàn thế giới đã thu hút sự chú ý do tầm quan trọng chiến lược của ngành công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực đã trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về an ninh và thương mại quốc tế, đặc biệt liên quan đến nguồn cung ứng công nghệ.
Đại diện OpenAI tuyên bố: "OpenAI đang tham gia vào các cuộc đối thoại hiệu quả về mở rộng cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng toàn cầu cho chip, trung tâm năng lượng và dữ liệu cần thiết cho sự phát triển của AI và các ngành liên quan khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo cho chính phủ Mỹ, dựa trên các ưu tiên quốc gia, và mong muốn được cung cấp thông tin chi tiết hơn trong tương lai".
Bất chấp các cuộc thảo luận giữa người đứng đầu OpenAI với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, chi tiết các cuộc trò chuyện này vẫn được giữ bí mật.
Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ thừa nhận tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại cởi mở với các nhà lãnh đạo ngành như Sam Altman trong bối cảnh động lực công nghệ ngày càng phát triển.
Nhiệm vụ tăng cường sản xuất chip có thể kích hoạt đánh giá an ninh quốc gia, nêu bật sự cân bằng mong manh giữa tiến bộ công nghệ và yêu cầu cấp thiết phải bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ngoài ra, dự tính của Sam Altman về việc thành lập một công ty mới để phát hành vốn cổ phần tách biệt với OpenAI có thể làm dấy lên mối lo ngại về chống độc quyền do sự phức tạp của luật quản trị doanh nghiệp Mỹ.
Liên doanh này có thể đặt ra những thách thức mới khi Bộ Thương mại Mỹ đang quản lý các khoản trợ cấp đáng kể thông qua Đạo luật Chips năm 2022 nhằm kích thích sản xuất chất bán dẫn nội địa.
Khi OpenAI vẫn đang dự tính các bước đi chiến lược tiếp theo của mình, sự hội tụ của công nghệ, đầu tư và chính sách trong hoạt động của họ sẽ vẫn là chủ đề được giám sát chặt chẽ.
(theo Forbes)
Dù sở hữu bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau, 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều tích cực đón nhận làn sóng khoa học công nghệ mới. Thanh toán số hiện chiếm hơn 50% tổng giá trị giao dịch tại Đông Nam Á trong năm nay. Những con số ấn tượng này là kết quả đến từ sự nỗ lực của cả hai khu vực công và tư tại các quốc gia Đông Nam Á.
Về khu vực tư nhân, có 3 dịch vụ chính đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Đông Nam Á, đó là ví điện tử, dịch vụ mua trước trả sau và thanh toán xuyên biên giới.
Hơn 70% dân số Đông Nam Á hiện chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được ngân hàng phục vụ. Mặc dù vậy, sự linh hoạt và khả năng tiếp cận mà ví điện tử mang lại đã giúp người dân nơi đây giải quyết vấn đề này.
Dịch vụ mua trước trả sau cũng ngày càng phổ biến ở các quốc gia trong khu vực. Tổng giá trị giao dịch của dịch vụ mua trước trả sau ở các quốc gia Đông Nam Á là 2,8 tỷ USD năm 2021 và dự kiến sẽ lên tới 12,6 tỷ USD vào năm 2026. Với giải pháp thanh toán xuyên biên giới, dịch vụ này cho phép người dân và doanh nghiệp trả tiền cho các dịch vụ quốc tế bằng ví điện tử của từng nước.
Ở khu vực công, chính phủ các nước Đông Nam Á đang đóng vai trò căn bản trong việc hình thành và phát triển nền kinh tế số. Tại Singapore, một điển hình của sáng kiến cấp chính phủ là Quick Response Code (SGQR), dịch vụ hợp nhất tất cả các loại hình thanh toán số dưới một mã QR chung.
Các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ thúc đẩy kinh tế số hơn nữa bằng việc kết nối các hệ thống thanh toán thời gian thực với nhau. Điều này sẽ bắt đầu từ Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore. Khi các vùng lãnh thổ khác làm theo, cả Đông Nam Á sẽ gặt hái lợi ích từ các giao dịch thanh toán tức thời, an toàn xuyên biên giới.
Các cuộc đàm phán Hiệp định khung Kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA) đã được khởi động tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN lần thứ 23, tổ chức ngày 3/9/2023tại Indonesia. Đây là công cụ ràng buộc pháp lý cấp khu vực đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế số.
Với Hiệp định DEFA, thương mại trực tuyến giữa các nước Đông Nam Á sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận tiện hơn khi ASEAN bắt đầu xây dựng khuôn khổ mới. Hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á cũng trở nên dễ dàng hơn qua việc cải thiện các quy định trong những lĩnh vực chính như thanh toán số.
Chia sẻ tại Đối thoại Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 10 tổ chức ngày 30/11/2023, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế Satvinder Singh cho biết, DEFA có thể thúc đẩy sự năng động và khả năng cạnh tranh của khu vực. Hiệp định này dự kiến đóng góp 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế số ASEAN vào năm 2030.
Bình luận về nền kinh tê số của khu vực ASEAN, ông Will Nankervis - Đại sứ Australia tại ASEAN cho hay, các nước ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách thức phát triển, sử dụng và quản lý công nghệ kỹ thuật số.
Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2023 của Google, Temasek và Bain & Co, doanh thu kinh tế số của khu vực Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm nay. Trong đó, Việt Nam được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực trong 2 năm liên tiếp (2022 và 2023) và đà tăng trưởng này sẽ duy trì tới năm 2025.
Nhận định về kinh tế số Việt Nam, Google, Temasek và Bain & Company cho rằng, mức độ tăng trưởng và tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong 2 năm tới của Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến. Các lĩnh vực được dự báo sẽ phát triển và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam là vận tải thực phẩm (giao đồ ăn) và truyền thông trực tuyến.
Trong năm 2023, mảng dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 10%/năm, quy mô dự kiến khoảng 4 tỷ USD vào năm 2025. Với truyền thông trực tuyến, quy mô thị trường Việt Nam được dự báo ở vào khoảng 7 tỷ USD với mức tăng trưởng kép 15%/năm trong giai đoạn 2023-2025.
Việt Nam cũng là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á về dịch vụ thanh toán số trong năm 2023 với tốc độ tăng trưởng 19%. Điều này là do xu thế chuyển đổi không thể đảo ngược của hành vi mua hàng trực tiếp chuyển sang trực tuyến.
Với những con số thống kê hết sức tích cực, ông Marc Woo – Giám đốc điều hành, phụ trách thị trường Việt Nam của Google châu Á – Thái Bình Dương cho rằng: “Nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng”. Đây có thể xem là bước đà vững chắc để Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung có sự bùng nổ về kinh tế số trong những năm tới đây.
Trên thực tế, có thể nhìn vào câu chuyện Việt Nam, nền kinh tế số được đánh giá năng động nhất Đông Nam Á để qua đó thấy được bức tranh chung về cả khu vực.
Để thúc đẩy kinh tế số, ngay từ năm 2019, Việt Nam đã khai sinh ra cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, với sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam; Sáng tạo tại Việt Nam; Làm ra tại Việt Nam. Chỉ trong vòng 4 năm qua, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam – một trụ cột quan trọng của kinh tế số nhờ thế đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Viet Nam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài đã chứng kiến mức tăng trưởng lên tới 43%. Việt Nam hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD.
Slogan Make in Viet Namkể từ khi ra đời đã như một lời hiệu triệu, nhằm truyền tải định hướng của chính phủ Việt Nam về sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số.
Khi thực hiện chiến lược Make in Viet Nam, các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết các bài toán lớn của đất nước, và từ đây đi ra toàn cầu. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.
Chính những sản phẩm công nghệ số được thiết kế, sáng tạo và làm ra tại Việt Nam đã có tác động, ảnh hưởng lớn tới việc đưa các hoạt động của người dân, doanh nghiệp và chính quyền lên môi trường số, góp phần thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Tới đây, hàng chục nghìn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đi vào từng ngành, từng lĩnh vực để sáng tạo ra các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Đây là cách mà Việt Nam lựa chọn để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng hùng cường, thịnh vượng.
Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam đã và đang có những cách làm của riêng mình, mang màu sắc riêng để giải câu chuyện kinh tế số Việt Nam. Đó có lẽ là câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao kinh tế số Đông Nam Á qua mặt phương Tây?”.
" alt=""/>Vì sao kinh tế số Đông Nam Á qua mặt phương Tây?Sau cuộc họp, HĐGS ngành Y, HĐGS ngành Dược và GS Nguyễn Ngọc Châu đã đi đến thống nhất và đồng thuận thống nhất tiêu chuẩn bài báo quốc tế uy tín như sau:
Về Tạp chí uy tín, HĐGS ngành Y, HĐGS ngành Dược và GS. Nguyễn Ngọc Châu đã thống nhất là các Bài báo quốc tế uy tín phải nằm trong tạp chí có trong danh mục của HĐGSNN và trong Nghị quyết của HĐGS ngành Y năm 2020, bao gồm: WoS (ISI), Scopus, Pubmed và ESCI (theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018) cũng như một số tạp chí đã được qui định trong Nghị quyết của HĐGS ngành Y 2020.
- Thời gian tính là bài báo quốc tế uy tín, việc xác định bài báo quốc tế uy tín được căn cứ theo năm công bố (theo Quyết định số 18/QĐ-HĐGSNN ngày 30/6/2020 của HĐGSNN).
Nguyên tắc tra cứu bài báo quốc tế uy tín theo danh mục ISI, Scopus, Pubmed được tuân thủ theo Quyết định số 18/QĐ-HĐGSNN ngày 30/6/2020 của HĐGSNN.
Các ứng viên GS, PGS ngành Y đăng bài trên các Tạp chí quốc tế về Dược học, cả 3 bên đều thống nhất: khoa học sức khoẻ là rất rộng, giao thoa nhiều chuyên ngành, đồng thời phải tôn trọng lĩnh vực xuất bản của các Tạp chí quy định.
Chất lượng bài báo quốc tế uy tín do các giáo sư thẩm định và được Hội đồng thông qua phải ở mức đạt yêu cầu trở lên thì mới được chấp nhận.
Đối với các bài báo đã được chấp nhận và đã có thông báo, xác nhận của cơ quan Tạp chí trước ngày 30/6/2020 vẫn được tính với lý do chậm đăng bài do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nếu trước phiên họp của HĐGSNN mà các bài báo trên chưa được xuất bản chính thức thì không được chấp nhận là bài báo quốc tế uy tín.
Đối với những ứng viên đăng nhiều bài báo trên cùng một số của Tạp chí hoặc nhiều bài báo trong một thời gian ngắn thì cần có quy định cụ thể của HĐGSNN cho các năm tiếp theo.
Các bài báo liên quan đến 2 ứng viên là Chu Đình Tới và Võ Quang Trung thì về nguyên tắc là chỉ bàn và đánh giá đến đóng góp khoa học. Các vấn đề khác liên quan đến mua bán bài báo quốc tế uy tín sẽ do cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
Về các nội dung liên quan đến thâm niên giảng dạy thì thẩm định thâm niên và giờ giảng theo QĐ 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng, Công văn 155/HĐGSNN ngày 15/9/2020 của HĐGSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
26 ứng viên đủ điều kiện về bài báo quốc tế uy tín
Về kết quả kiểm tra các ứng viên, đối với các ứng viên GS/PGS ngành Y thì có 33 ứng viên GS/PGS đã được GS Nguyễn Ngọc Châu phản ánh và đề nghị xem xét thẩm định lại trong đó bao gồm cả các ứng viên không đủ phiếu tín nhiệm khi bầu tại HĐGS ngành Y, một số ứng viên đã có đơn xin rút khỏi danh sách ứng viên năm 2020... Kết quả rà soát cụ thể như sau:
- Nhóm ứng viên có các bài báo đã được chấp thuận trên Tạp chí GMR nhưng cho đến nay chưa được xuất bản chính thức.
Danh sách này bao gồm có 4 ứng viên. Ngay sau cuộc họp của HĐGS ngành Y kết thúc, Hội đồng đã báo cáo HĐGSNN cũng như đã thông báo cho các ứng viên này là cho đến trước khi họp HĐGSNN mà các bài báo này không được xuất bản chính thức thì sẽ không nằm trong danh sách xét và đưa ra bầu phiếu tín nhiệm tại HĐGSNN. GS. Châu cũng hoàn toàn đồng thuận với ý kiến, kết quả và cách giải quyết này của HĐGS ngành Y.
- Nhóm ứng viên được rà soát về các bài báo quốc tế uy tín dựa trên các nội dung: danh mục tạp chí uy tín, cách tra cứu, thời gian xuất bản và chất lượng bài báo uy tín.
HĐGS ngành Y, HĐGS ngành Dược và GS. Châu đã thống nhất các bài báo uy tín phải nằm trong danh mục của QĐ 37-TTg và qui định của HĐGSNN (QĐ số 18/QĐ-HĐGSNN), gồm: WOS (ISI), Scopus, Pubmed cũng như một số tạp chí quốc tế khác theo Nghị quyết của HĐGS ngành Y thông qua và báo cáo HĐGSNN (Phiên họp 2 của HĐGS ngành Y ngày 17/9/2020); thời gian xuất bản được tính khi các Tạp chí uy tín còn nằm trong danh mục và chất lượng bài báo uy tín là quan trọng nhất.
Có 29 ứng viên trong diện rà soát về bài báo uy tín quốc tế. Trong số này, có 2 ứng viên PGS không đủ phiếu tín nhiệm của HĐGS ngành Y khi bầu, 1 ứng viên PGS đã có đơn gửi HĐGS ngành Y và HĐGSNN xin rút khỏi danh sách ứng viên PGS năm 2020.
Kết quả rà soát dựa trên các tiêu chí về bài báo uy tín quốc tế đã được cả 2 Hội đồng và GS Châu thống nhất cho thấy có 26 ứng viên đủ các điều kiện về các bài báo quốc tế uy tín.
Đối với các ứng viên GS/PGS ngành Dược: HĐGS ngành Dược có 10 ứng viên gồm 2 ứng viên GS, 8 ứng viên PGS, trong đó có 5 trường hợp được phản ánh. Sau khi rà soát, chỉ có 1 trường hợp PGS giảm số lượng bài báo nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn tối thiểu qui định, nên kết quả không thay đổi.
29/33 ứng viên đủ tiêu chuẩn, 4 ứng viên xin rút
Như vậy, trong tổng số 33 ứng viên GS/PGS ngành Y mà GS Châu nêu kiến nghị, phản ánh và rà soát lại, kết quả cho thấy:
Có 4 ứng viên có các bài báo đã được chấp thuận trên Tạp chí GMR và đã được bỏ phiếu tín nhiệm nhưng cho đến nay chưa được xuất bản chính thức (do có xác nhận của nhà xuất bản nêu lý do vì có dịch Covid-19).
Tất cả các ứng viên này, mặc dù đã được bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng HĐGS ngành Y đã báo cáo HĐGSNN (ngay sau cuộc họp của HĐGS ngành Y kết thúc) và đã báo trực tiếp cho các ứng viên là nếu đến ngày họp HĐGSNN mà các bài báo này chưa được xuất bản thì sẽ được đưa ra khỏi danh sách xét duyệt của HĐGSNN.
Có 4 ứng viên gồm: 2 ứng viên PGS không đủ phiếu tín nhiệm sau khi HĐGS ngành Y bầu, 1 ứng viên không đủ bài báo quốc tế uy tín, 1 ứng viên PGS thiếu thâm niên giảng dạy và ứng viên này đã có đơn gửi HĐGSNN và HĐGS ngành Y xin rút khỏi danh sách ứng viên PGS năm 2020.
Như vậy, trong tổng số 33 ứng viên GS/PGS theo phản ánh của GS. Nguyễn Ngọc Châu thì có 25 ứng viên GS/PGS đủ tiêu chuẩn xét chức danh GS/PGS để trình lên HĐGSNN; có 4 ứng viên có các bài báo đã được chấp thuận của các Tạp chí, nếu đến trước ngày HĐGSNN họp mà có các bài báo đã được xuất bản thì số ứng viên đủ điều kiện đưa vào danh sách để HĐGSNN xét duyệt là 29 người.
Có 4 trường hợp không đạt tiêu chuẩn là những trường hợp đã không đủ phiếu tín nhiệm khi bầu ở HĐGS ngành Y, có đơn xin rút.
Ngân Anh
Về việc 30/40 ứng viên GS, PGS ngành Y bị tố cáo, trong đó chủ yếu liên quan tới công bố khoa học, GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y cho hay sẽ có những bài viết để giải trình vấn đề này.
" alt=""/>Công bố kết quả rà soát ứng viên Giáo sư, Phó giáo sư ngành Y, Dược